Nguồn gốc Tống_Nho

Tượng Chu Đôn Di 周敦颐 bằng đồng ở Học viện Động Hươu Trắng (白鹿洞書院)

Lý học mở nguồn từ đời nhà Đường, có hai nhà Nho Hàn Dũ và Lý Cao được nhận là tiền bối của các nhà Lý học vào đời Tống.[2] “Người sáng lập" chân chính của Lý học được nhận là triết gia Tống tên Chu Đôn Di (1017–1073), ông dùng siêu hình học của Đạo giáo làm khung cho luân lý của ông.[3] Lý học vừa phục hưng Nho giáo cổ điển có đổi mới cho hợp với xã hội của đời nhà Tống, vừa đáp lại các thách thức của Phật giáo và Đạo giáo xuất hiện vào đời Chu và Hán.[4] Mặc dù các nhà Lý học phủ nhận siêu hình học Phật giáo, nhưng họ vẫn vay mượn thuật ngữ và khái niệm của Đạo giáo và Phật giáo.[2]

Chu Hy (1130–1200) là một trong các nhà Lý học quan trọng nhất, đến cả lời dạy dỗ của ông cũng được mang vào kỳ thi khoa cử từ khoảng năm 1314 đến năm 1905.[5] Ông là nhà văn viết nhiều, luôn luôn duy trì bảo vệ tư tưởng nhà Nho về sự hài hòa xã hội và ứng xử cá nhân đúng đắn. Một trong các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là quyển Gia lễ (家禮), nội dung cung cấp các lời dạy chân tơ kẽ tóc về cách cử hành đám cưới, đám tang, nghi lễ gia đình và việc tôn kính tổ tiên. Phật giáo sớm thu hút Hy, và ông bắt đầu tranh luận kiểu nho rằng Phật tử nên giữ tiêu chuẩn đạo đức cao. Ông cũng tin rằng mọi người nên theo đuổi cả học thuật lẫn triết học do nó có lợi cho công việc thật tế, mặc dù sách vở của ông thiên về những vấn đề lý thuyết hơn những vấn đề thật tiễn. Có tin là ông viết nhiều bài luận cố giải thích lý do ý tưởng của ông không phải là ý tưởng Phật giáo hoặc Đạo giáo mà công kích gay gắt cả Phật giáo lẫn Đạo giáo.

Sau thời Tây Ninh (1070), Vương Dương Minh 王陽明 (1472–1529) thường được nhận là nhà tư tưởng quan trọng nhất của Lý học. Ông phủ nhận thuyết của Hy là triết lý chính thống bấy giờ.

Dù có nhiều quan điểm ganh đua nhau trong làng Lý học, nhưng đại khái thì một triết lý đã hình thành, giống Phật giáo Đạo giáo đương thời và vài ý tưởng trong quyển Kinh Dịch với các học thuyết âm dương. Một mô típ Lý học nức tiếng là cảnh vẽ Khổng Tử, PhậtLão Tử đều uống từ bình dấm, có khẩu hiệu "Tam giáo là một!”

Mặc dù Lý học dung hợp các ý tưởng Phật giáo và Đạo giáo, nhưng nhiều nhà Lý học vẫn phản đối mạnh hai đạo; nói thẳng là họ bác bỏ cả Phật giáo lẫn Đạo giáo: một trong các bài luận nổi tiếng nhất của Hàn Dũ chê bai việc thờ cúng các di tích Phật giáo. Đồng thời họ vẫn sửa các tư tưởng Phật giáo cho hợp Nho giáo. Ở Trung Quốc, Lý học được công nhận rộng rãi là quốc giáo từ lúc ra đời vào đời nhà Tống đến đầu thế kỷ 20, và các vùng đất chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản đều theo Lý học trong hơn một nghìn năm.